Posted by Nguyễn Hữu Thức
Quay ngược lại quy định trong quá khứ, chứng từ thanh toán qua ngân
hàng được giới thiệu đầu tiên vào năm 2009 (thời điểm hiệu lực của Thông tư
129/2008/TT-BTC về thuế GTGT) được quy định như một trong những điều kiện để khấu
trừ thuế GTGT đầu vào. Theo kinh nghiệm làm việc với nhiều cơ quan thuế, họ đã
xoáy sâu vào điểm này để loại trừ thuế GTGT đầu vào của các hóa đơn GTGT mua vào
từng lần có giá trị trên 20 triệu đồng nhưng không có chứng từ thanh toán qua
ngân hàng. Từ ngày 1/1/2014, Thông tư 219/2013/TT-BTC chuyển đổi từ ngữ “chứng
từ thanh toán qua ngân hàng” thành “chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt” để
thống nhất với quy định thuế TNDN mới được ban hành sau đó.
Back to the past, bank
payment voucher was firstly introduced in 2009 (i.e. Circular 129/2008/TT-BTC on
VAT took effects) as one of conditions in order to claim back the input VAT. As
my experience when working with tax authorities, they deeply focused on this
condition with an aim to reject the input VAT of invoices having more than VND
20 million on value each time without any evidence of bank payment voucher.
From 01Jan14 onwards, Circular 219/2013/TT-BTC changed its wordings from “bank
payment voucher” into “non-cash payment voucher” for a consistency with the new
CIT regulation which will be released afterward.
Hiện tại, Thông tư 78/2014/TT-BTC về thuế TNDN có hiệu lực và đã bổ
sung điều kiện thanh toán không dùng tiền mặt xem như là một trong những điều
kiện để ghi nhận chi phí được trừ cho mục đích tính thu nhập chịu thuế. Đã có ít
nhất 2 điểm liên quan điều kiện này đã được tranh cãi trong thời gian qua và được
Tổng Cục thuế xác nhận bằng các công văn sau đây:
The Circular 78/2014/TT-BTC
on CIT has come into force; currently, non-cash payment is added as one of
principles for CIT expenses deductibility. There are at least 2 issues
regarding this condition which had been still on argument; hence, the General
Department of Taxation confirmed with the following 2 official letters:
1. Công văn 3819/TCT-CS ngày 06/09/2014 về chi phí công tác nước ngoài
trên 20 triệu đồng được thanh toán bằng thẻ của nhân viên (thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ)
The Official Letter 3819/TCT-CS dated 06Sep14 on overseas
travelling expenses of employees exceed VND 20 million which paid by his/her
personal cards (credit/debit card)
|
Tổng Cục thuế xác
nhận chi phí vượt mức 20 triệu đồng trong trường hợp doanh nghiệp cử cán bộ
đi công tác nước ngoài thì việc thanh toán bằng thẻ cá nhân của chính nhân
viên đó được chấp nhận đủ điều kiện là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt
và khoản chi này sẽ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, với điều
kiện:
+ Có hóa đơn, chứng
từ phù hợp
+ Doanh nghiệp có
quyết định hoặc văn bản cử cán bộ đi công tác
+ Quy định nhân
viên được cử đi công tác được phép thanh toán bằng thẻ cá nhân phải đề cập trong
chính sách Công ty, và sau đó được Công ty thanh toán lại cho nhân viên đó.
The GDT confirms
that overseas travelling expenses of employees exceed VND 20 million which
paid via his/her personal cards is still eligible as a form of non-cash
payment for CIT deductibility. However, the conditions will be applied:
+ Having
legitimate invoices
+ Having a decision/ an approval for this employees to go abroad for work;
+ Payment via
employees’ personal cards must be stated in the company's policy, and clearly mentioned that it will be reimbursed
by the company.
|
||||
2. Công văn 2272/TCT-KK ngày 18/06/2014 về chi phí mua vé máy bay
qua website thương mại điện tử được thanh toán bằng thẻ của nhân
viên (thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ)
The Official Letter 2272/TCT-KK dated 18Jun14 on airfare expense
purchased via e-commerce website which paid by his/her personal cards
(credit/debit card)
|
Tổng Cục thuế xác nhận chi phí mua vé máy bay qua website thương
mại điện tử và thuế GTGT đầu vào liên quan khi được thanh toán bằng thẻ thanh
toán của nhân viên (thẻ ATM, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng) sẽ không được trừ
(thuế TNDN) và không được khấu trừ (thuế GTGT).
The GDT confirms that airfare expense purchased via e-commerce
website and its relevant input VAT paid by personal cards (ATM/debit card/credit
card) will not be deductible and creditable respectively for CIT and VAT
purposes.
Có 2 cách giúp Quý vị tuân thủ với quy định như sau/ There are 2 ways for enterprises to comply
with this ruling:
1. Nếu mua vé máy bay qua website điện tử và được thanh toán bằng
tài khoản ngân hàng của Công ty thì các chứng từ đi kèm phải bao gồm thẻ lên
máy bay (nếu thất lạc, được thay thế bằng giấy điều động đi công tác), vé máy
bay mang tên nhân viên đó, và chứng từ thanh toán được đề cập. Kế toán sẽ ghi
nhận:
Nợ Chi phí (số tiền sau
thuế GTGT)
Có Tiền gửi ngân hàng/
Phải trả cho người bán
Trong trường hợp này, thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ bởi
vì không có hóa đơn GTGT.
If airfare expense
purchased via e-commerce website paid by the company’s bank account,
supporting documents comprise boarding pass (replaceable business trip
approval when lost), air ticket showing a staff’s name on it, and mentioned payment
voucher. Accounting entries will be: Dr. expenses (value after VAT), Cr. Cash at bank/ Vendor. No input VAT is recoverable due to non-invoice expense.
2. Nếu mua vé máy bay qua đại lý vé máy bay (thậm chí giá vé sẽ
cao hơn) và được thanh toán bằng tài khoản ngân hàng của Công ty thì thuế
GTGT đầu vào sẽ được khấu trừ theo hóa đơn của đại lý bán vé máy bay xuất cho
Công ty. Kế toán sẽ ghi nhận:
Nợ Chi phí (số tiền trước
thuế GTGT)
Nợ Thuế GTGT được khấu
trừ
Có Tiền gửi ngân hàng/
Phải trả cho người bán
Nếu hóa đơn dưới 20 triệu đồng, Công ty vẫn có thể sử dụng phiếu chi
để thanh toán.
If airfare expense purchased via a ticket agency paid by the
company, even more expensive; however, the input VAT can be claimed back
along with the red invoice of this ticket agency. Accounting entries will be: Dr. expenses
(value before VAT), Dr. VAT recoverable, Cr. Cash at bank/ Vendor. In case the
invoice is under VND 20 million, cash payment voucher can be still
applicable.
P/s: Ngày 16/09/2014, công văn 2272 đã được thay thể bởi Công văn 3997/TCT-DNL chi phí mua vé máy bay qua website thương mại điện tử được thanh toán bằng thẻ của nhân viên (thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ)
On 16Sep14, The Official Letter 2272 had been replaced by the OL 3997/TCT-DNL on airfare expense purchased via e-commerce website which paid by his/her personal cards (credit/debit card)
Tải về/ download here
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôi hiểu rằng không có nhận xét nào đúng hay sai mà tin rằng quan điểm của bạn rất giá trị cho bài viết này/ I point out that there are no good or wrong comments, it is only your opinion that counts.